Trang trại chồn hương – Mô hình nông nghiệp lãi cao nhất

trang-trai-chon-huong-4

Con cầy hương (mà nhiều vùng bà con gọi là con chồn hương) là  một loài động vật sống  phổ biến ở các vùng đồi núi, trung du, hải đảo ở nước ta. Trên thế giới, cầy hương còn có ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Mianma, miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Malayxia, Indonexia, Lào và Campuchia. Chính vì tính giá trị cao, mà các trang trại chồn hương ngày càng phát triển ở khắp các tỉnh thành.

Giá trị của chồn hương

Trước đây, người ta săn bắt cầy hương để lấy thịt, lấy da và lấy tuyến xạ. Thịt cầy hương ngon và hiếm lạ nên giá luôn luôn đắt. Da của chồn hương dùng trong may mặc. Đặc biệt, tuyến xạ ở cầy hương rất thơm. Nó được dùng để sản xuất thuốc, làm nước hoa và mỹ phẩm.

Người ta có thể khai thác xạ mà không cần phải giết chồn hương. Nhất là với các giốn chồn được nuôi thuần dưỡng trong nhà đã rất quen thuộc vói con người. Ở Malaysia người ta nuôi và huấn luyện chồn hương tự nghe theo hiệu lệnh và tới chìa túi xạ cho người tới khai tác! Kinh nghiệm của bà con còn cho thấy, nếu cho chồn hương ăn càng nhiều chuối hoặc các loại hoa quả có vị ngọt thì lượng xạ sinh ra càng nhiều.

Ở Indonexia, Maylaysia, Việt Nam có một loại cà phê gọi là cà phê chồn. Loại cà phê này được chế biến từ những hạt cà phê có trong phân của chồn hương. Vào mùa cà phê, chồn hương thường tìm ăn các quả cà phê chín. Phần thịt quả được tiêu hoá, còn phần hạt không tiêu được thải ra theo phân thành những thỏi toàn hạt cà phê kết lại với nhau. Có lẽ, quá trình lưu trữ trong bụng chồn hương, nhiều hệ men đã tác động lên các hạt cà phê này. Người ta thu gom loại phân này, làm sạch và đem đi chế biến để cho ra loại cà phê chồn lừng danh. Đó là một loại đặc sản mà không phải ở đâu cũng có được. Vị thơm của nó rất đặc sắc và quyến rũ. Giá bán cao ngất ngưỡng so với cà phê bình thường.

Vài năm nay, nghề nuôi cầy hương phát triển mạnh ở các tỉnh miền Bắc và ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long. Hầu hết các trang trại, các hộ gia đình nuôi cầy hương đều thu lợi nhuận chủ yếu từ việc cung cấp chồn giống và bán thịt cho các nhà hàng đặc sản.

trangg-traii-chonn-huongg-2

Về phương diện sinh học, việc gây nuôi cầy hương góp phần làm giảm thiểu số lượng ngày càng cạn kiệt do săn bắt cầy hương tự nhiên, đồng thời duy trì, phát triển một loài vật vừa có giá trị kinh tế cao vừa có tác dụng phục vụ y sinh rất tốt.

Việc nuôi cầy hương thuần dưỡng trong nhiều hộ gia đình thời gian qua đã góp phần đáng kể trong việc hạn chế hoạt động săn bắt cầy hương trong tự nhiên. Đặc biệt, thông qua việc nhân, nuôi thuần dưỡng, con người đã tìm hiểu tập tính, đặc tính sinh học… của con vật một cách cặn kẽ, thực tế hơn. Chính vì vậy, nhiều đàn cầy hương đã sinh trưởng, sinh sản cao hơn hẳn so với sống tự do trong tự nhiên.

Trang trại chồn hương – Mô hình nông nghiệp lãi cao nhất

Tập tính của chồn hương tự nhiên

Chồn hương vốn là loài hoang dã nhưng dễ thuần hoá. Dễ nuôi, ít bệnh tật và cho hiệu quả kinh tế cao.

Trong tự nhiên, cầy hương tìm bắt chuột, rắn, ếch, nhái, sâu bọ để ăn. Do có khả năng leo trèo nên nó còn có thể bắt cá chim và trứng chim ở trên cây cao. Đôi khi, cầy hương còn tìm các nhà dân gần nương rẫy để bắt gà, vịt. Cầy hương thích ăn các loài quả có vị ngọt như chuối, mít, mãng cầu, cà phê…

Nhìn chung, cầy hương đem lại lợi ích lớn cho người dân. Nó tham gia tiêu diệt những loài động vật gây hại cho con người và sản xuất nông nghiệp. Chồn hương cung cấp thịt, da và chất xạ quý báu cho con người.

Để nhớ đường đi, các loài động vật thường làm dấu hoặc để lại các mùi vị dọc đường. Đối với chồn hương, chúng thường tiết xạ và để lại bên đường. Chất xạ rất thơm. Nó giúp chúng tìm được lối đi cũ. Việc tiết xạ ở cầy hương là một hoạt động bình thường. Lượng xạ tiết ra đủ để chúng nhận biết tín hiệu. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện bất lợi hoặc khi giận dữ, chồn hương tiết ra lượng xạ lớn hơn khiến cả không khí tràn ngập mùi xạ.

trang-traii-chonn-huong

Theo GS.TSKH Đỗ Tất Lợi thì chất xạ của cầy hương là một chất đồng thể, nhìn có màu vàng nhạt hoặc trắng khi chúng còn tươi. Khi để lâu, chất xạ này sánh lại và có màu nâu. Nó có mùi hăng nồng khai. Trong thành phần của nó có amoniac, tinh dầu, chất mỡ, muối kali, muối canxi…

Chất xạ là chất dẫn dụ con cái đến với con đực vào mùa sinh sản. Bản năng sinh tồn giúp chúng tìm đến với nhau để duy trì nòi giống. Bình thường, chúng sống đơn độc, mỗi con chiếm một vùng. Chỉ tới mùa sinh sản chúng mới tìm tới nhau.

Cầy hương là loài thú ăn thịt. Chúng ăn các loài động vật nhỏ. Khả năng săn mồi của chúng rất giỏi. Chúng thính tai và thường phát hiện được các tiếng động rất nhỏ ngay trong đêm tối. Khứu giác của chúng cũng rất tốt. Nó đánh hơi được con mồi nằm sâu trong các khe, kẽ hoặc đang ở trên cây. Chúng kiên trì chờ đợi tới khi thuận lợi mới tấn công con mồi.

Trang trại chồn hương giúp người dân thu lãi cao

Hiện nay trang trại chồn hương là một trong những mô hình nông nghiệp có lãi cao ít hao tổn nhất.

  • Mỗi năm chồn giống sinh sản từ 2 – 3 lứa, mỗi lứa trung bình từ 2 – 4 con. Mỗi cặp chồn con sau khi nuôi tách bầy 1.5 tháng có thể bán được với giá 8 triệu đồng/cặp.
  • Chồn hương sau khi nuôi từ 8 – 10 tháng được dùng để bán chồn thịt, giá chồn thịt dao động từ 1.8triệu – 2.3 triệu/ký
  • Chồn giống đực để phối giống và chồn giống cái để sinh sản được bán với giá cực kỳ cao mà lại khan hiếm. Muốn mua chồn giống loại này phải đặt trước tại các trang trại từ 3 – 6 tháng.

Tại trang trại chồn hương trừ hết tất cả các chi phí, hàng năm vẫn thu laĩ hơn tỷ đồng nhờ mô hình chăn nuôi này. Tại các hộ gia đình chuyên nuôi chồn hương bán thịt thì lãi vài trăm triệu cũng là chuyện trong tầm tay.

chon-huong-map-dat-mui

5 yếu tố quan trọng của trang trại chồn hương

Để có được mô hình trang trại chồn hương hợp lý, bạn cần quan tâm đến 5 yếu tố sau đây:

  • Kỹ thuật xây dựng chuồng trại
  • Lưu ý khi lựa chọn chồn giống cho trang trại chồn hương
  • Chọn nguồn thức ăn dinh dưỡng, giá thành phù hợp cho chồn hương
  • Phòng và chữa bệnh cho chồn nuôi là khâu hết sức quan trọng trong quá trình chăn nuôi
  • Vệ  sinh chuồng trại

>> Tham khảo kinh nghiệm nuôi chồn tại đây!

Chồn hương là một trong những động vật dễ nuôi, có giá trị kinh tế ổn định cho người dân. Vì vậy, mô hình này đang ngày càng phát triển ở nhiều địa phương cả nước, tiêu biểu chồn hương Cà Mau đang dần trở thành thương hiệu có thu hút các nhà hàng đến thu mua. Bạn có thể cập nhật bảng giá chồn hương mới nhất “Tại đây”.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Theo bạn, ý kiến của bạn như thế nào. Hãy để lại bình luận dưới đây..

Thông tin về Trang Trại Chồn Hương

Trang trại chuyên nuôi Chồn Hương đã được cấp phép với hơn 10 năm kinh nghiệm tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Các bài viết gần đây

Theo dõi chúng tôi trên Facebook

Bảng tin trên Youtube

error: Content is protected !!